Hiển thị các bài đăng có nhãn TỔNG QUAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TỔNG QUAN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

BỆNH ĐAU DẠ DÀY PHỔ BIẾN VỚI DÂN VĂN PHÒNG

Ellen Do     10:04  1 Bình luận
Những người lao động trí óc, nhân viên văn phòng là hai đối tượng chịu nhiều áp lực công việc, căng thẳng trong cuộc sống và thường có chế độ ăn uống không điều độ nên dễ ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động tự nhiên của dạ dày.

Đau dạ dày là một từ dân gian hay dùng, gọi chính xác hơn là viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh thường gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, ở nam nhiều hơn nữ, người nhóm máu O có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đến 40%. 

BỆNH ĐAU DẠ DÀY PHỔ BIẾN VỚI DÂN VĂN PHÒNG
Ảnh minh họa
1. Dễ nhận biết bệnh đau dạ dày:
  • Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra dễ dàng lây lan qua đường hô hấp, ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bệnh có thể phát triển ở bất kỳ đâu và với bất cứ ai. Do đó, nếu trong nhà có người bị bệnh vì nguyên nhân này cần tránh dùng chung chén, muỗng, đĩa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
  • Biểu hiện dễ nhận biết của bệnh là đau vùng bụng trên rốn (thường ngay dưới mũi ức), kèm theo cảm giác cồn cào. Cơn đau thường liên quan đến bữa ăn: loét dạ dày thường đau sau khi ăn; loét tá tràng thì đau khi đói, ăn vào sẽ giảm đau. Còn biểu hiện khi quá đói cũng đau và lúc no cũng đau có thể là do viêm dạ dày. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, giữa hai xương bả vai.
  • Ngoài ra, kèm theo đau bụng là biểu hiện chướng hơi, ợ hơi, ợ chua… Mức độ bệnh nhẹ hay nặng còn tùy vào từng người, không phải đau nhiều là bệnh nặng. Ngược lại đau ít chưa chắc bệnh nhẹ. Vì vậy, khi có những triệu chứng trên cần phải đi khám bệnh để được làm các xét nghiệm cần thiết giúp điều trị kịp thời.

2. Cần chủ động đề phòng bệnh đau dạ dày


Dù công việc bận rộn đến đâu đi nữa, người lao động, nhất là giới văn phòng, trí óc cần sắp xếp thời gian biểu phù hợp và tạo thói quen sinh hoạt khoa học để phòng bệnh:

  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau hay hạ sốt như: Diclofenac, ibuprofen, indomethacin, mefenamic a-xít, naproxen, piroxacam...
  • Luôn ăn đúng giờ và không được bỏ bữa. Khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 5 giờ đồng hồ là tốt nhất. Nên ăn vừa đủ no, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối. Việc vừa ăn vừa uống nước, đọc báo hay xem tivi là thói quen không tốt, cần điều chỉnh.
  • Ăn chậm, nhai kỹ và đừng vội vận động ngay sau bữa ăn (vận động sớm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, không tốt cho dạ dày). Bạn nên thư giãn khoảng 30 phút rồi mới vận động.
  • Tránh để cơ thể mệt mỏi bởi nó không những làm giảm sức đề kháng của cơ thể mà còn làm suy yếu chức năng phòng vệ của niêm mạc dạ dày. Khi đó, dạ dày thừa a-xít, niêm dịch dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị tổn hại.
  • Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá, uống các chất kích thích… Ăn canh sau mỗi bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe vì canh có thể giúp “làm sạch” khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột… giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng.

Nếu đã bị bệnh, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ (4 - 5 bữa/ngày), chọn loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như sữa, bột… để giúp dạ dày tiêu hóa tốt. Không nên ăn trái cây khô, lương thực khô gây khó tiêu, tránh thức ăn cay, chua kích thích dạ dày…

Thực phẩm không nên ăn khi đói:


Dùng những thực phẩm sau đây khi đói là bạn đã góp phần mang bệnh đau dạ dày đến gần với mình:
  • Sữa, sữa đậu nành: Chứa một lượng lớn protein. Dùng lúc đói, lượng protein này sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng và tiêu hao hết, mất tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng.
  • Cà chua, hồng: Chứa nhiều pectin, a-xít tannic, các chất này phản ứng với a-xít dạ dày, dễ hình thành sỏi dạ dày.
  • Khoai lang: Chứa nhiều tannin và chất nhựa, kích thích dạ dày tiết ra nhiều a-xít, gây cảm giác cồn cào.
  • Dứa: Giàu enzyme mạnh, có thể làm tổn thương dạ dày.
  • Cam: Chứa một lượng lớn a-xít hữu cơ, a-xít tactric, xitric gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm dạ dày trương phồng, tràn thừa a-xít.

3 DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Ellen Do     09:57  1 Bình luận
Rối loạn tiêu hóa là gì? Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa như thế nào?... Diễn đàn sức khỏe về bệnh dạ dày sẽ chia sẻ với các bạn trong bài viết này.
 
Đầu tiên cần phân biệt rõ rằng, "rối loạn tiêu hóa" không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà “chỉ” là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.

Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu.
3 DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Ảnh minh họa
Một số dấu hiệu về vấn đề rối loạn tiêu hóa

1. Thay đổi vấn đề đại tiện
  • “Bệnh” tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước.
  • Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.

2. Đau bụng
  • Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn.
  • Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

3. Đầy hơi
  • Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng “căng to như cái trống”. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc “đánh rắm” liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần. Bụng “phì lớn” nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa.
  • Tâm lý đóng một vai trò quan trọng khi nói về hội chứng rối loạn tiêu hóa. Vì thế buồn phiền, chán nản, u sầu sẽ làm những triệu chứng kể trên trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn kể cả phụ nữ trong những ngày thấy kinh nguyệt cũng có thể gặp rối loạn tiêu hóa.

NHÓM TUỔI NÀO DỄ MẮC VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH?

Ellen Do     09:50  Chưa có bình luận
Theo thống kê, thì tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính giữa nam và nữ là 25/20. 

Nhóm tuổi mắc viêm dạ dày mạn tính cao nhất là 40 – 49, tiếp theo là 30 - 39 tuổi, rồi đến nhóm 50 - 59 tuổi, tỷ lệ mắc thấp là trên 60 tuổi. 
NHÓM TUỔI NÀO DỄ MẮC VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH?
Ảnh minh họa
Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm khoảng 31% - 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.  

Người viêm dạ dày thường có biểu hiện đau vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn.

Bệnh thường tiến triển nhiều tháng, nhiều năm, từng đợt, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn HP, lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân…

Ngoài ra, ăn uống không điều độ, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ giấc, ăn nhiều gia vị chua, cay, dùng thuốc một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.

Với nguồn thức ăn lạ, ngoài ra, tác nhân stress làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ và phá hủy viêm mạc dạ dày là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày đường tiêu hóa.

Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính do HP thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà thường có những rối loạn chức năng như đau bụng vùng thượng vị (trên rốn, khi ăn no), ợ hơi, ợ chua hay nôn, buồn nôn. Bệnh viêm dạ dày mạn tính nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Hiện nay việc chẩn đoán, theo dõi diễn biến viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và viêm dạ dày mạn tính nói riêng chủ yếu dựa vào nội soi dạ dày. Đây là tiêu chuẩn trong vàng trong việc chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, qua đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, ổn định và ít tái phát.

Viêm dạ dày do HP được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán phổ biến là nội soi dạ dày. Về mặt điều trị, HP thông thường được dùng kháng sinh ( thường là 2 loại kết hợp) trong vòng 1 đến 2 tuần, sau thời gian dùng kháng sinh duy trì bằng kháng tiết 4-8 tuần tùy thuộc vào viêm hay loét dạ dày tá tràng.

Sau điều trị 1-3 tháng đi kiểm tra lại xem đã diệt được HP chưa, nếu chưa khỏi có thể nghĩ đến HP kháng thuốc cần phải sử dụng phác đồ kháng thuốc.

TÌM HIỂU VỀ BỆNH POLYP DẠ DÀY

Ellen Do     09:21  Chưa có bình luận
Thế nào là "Bệnh polyp dạ dày"?

Không ít người đã gửi thắc mắc cho chúng tôi hỏi bệnh polip dạ dày là gì ? Và nó có những đặc điểm gì? 

Bởi vì hiện nay ở nước ta đã có nhiều người mắc phải căn bệnh này. Chúng tôi xin cung cấp những thông tin sau đây giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này. 

Bệnh Polyp dạ dày là khối u lành tính xuất phát từ tế bào của lớp niêm mạc dạ dày. Polyp dạ dày có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, có bệnh Polyp mang tính di truyền trong gia đình có thể có nhiều người bị bệnh Polyp. Polyp nằm ở bất cứ vị trí nào trong dạ dày, nhưng hay gặp nhất là ở 1/3 duới của dạ dày (vùng hang vị). Polyp cũng có thể ở miệng nối giữa dạ dày và ruột trên bệnh nhân đã cắt dạ dày. 

TÌM HIỂU VỀ BỆNH POLIP DẠ DÀY
Ảnh minh họa
Có nhiều loại Polyp khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào tạo thành Polyp, có thể có một hay rất nhiều Polyp với kích thước có thể thay đổi từ vài mm tới 15-20 cm, có những bệnh chỉ có polyp ở dạ dày nhưng cũng có những bệnh có Polyp ở dạ dày và ở ruột non, đại tràng như bệnh Polyp thiếu niên, bệnh polyp mang tính di truyền (bệnh pentz- Jeghers). Có những bệnh có polyp ở dạ dày và kèm theo các biểu hiện bệnh lý ở các nơi khác như có sắc tố ở môi, Polyp cổ tử cung, tinh hoàn, vú và tuỵ (Bệnh Pentz- Jeghers). Bệnh polyp kèm theo suy kiệt, rụngtóc, teo móng tay và có sắc tố ở da (Bệnh polyp cornkhit- Canada).

Polyp dạ dày có thể được phát hiện:

  • Tình cờ qua nội soi dạ dày, 
  • Cũng có khi có biến chứng chảy máu gây nôn ra máu, đi ngoài ra máu, hoặc nôn nhiều do Polyp quá to chèn vào lỗ môn vị (nơi dạ dày nối với ruột) gây hẹp môn vị. 

Chuẩn đoán:

  • Để chẩn đoán Polyp dạ dày, tốt nhất là soi dạ dày vì soi dạ dày có thể phát hiện đuợc những polyp rất nhỏ 1-2 mm, xác định được vị trí, kích thước số lượng hình dạng và những biến chứng của polyp như loét, chảy máu. Qua nội soi có thể sinh thiết Polyp để làm xét nghiệm tế bào để chẩn đoán Polyp thuộc loại tế bào nào, đã có biến chứng ung thư chưa để có kế hoạch theo dõi và điều trị kịp thời. 
  • Nếu bệnh Polyp mang tính di truyền cần soi kiểm tra những nguời trong gia đình để phát hiện Polyp. Nếu nghi ngờ có Polyp ở đại tràng cần soi đại tràng. 
  • Polyp dạ dầy cần được chẩn đoán phân biệt với các khối u lành tính xuất phát từ lớp niêm mạc của dạ dày (u duới niêm mạc dạ dày) bằng phương pháp siêu âm nội soi.
  • Polyp dạ dầy cần được phân biệt với ung thư có hình dạng giống Polyp bằng phương pháp nội soi kết hợp với sinh thiết để tìm tế bào ung thư và siêu âm nội soi.

TÌM HIỂU VỀ BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Ellen Do     08:59  1 Bình luận
Thế nào là bệnh đau dạ dày?
Bệnh đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử), là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày. 
 
1. Nguyên nhân bệnh đau dạ dày:
Có khoảng hơn 40 nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày, trong đó nguyên nhân chủ yếu và các yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển gồm:
TÌM HIỂU VỀ BỆNH ĐAU DẠ DÀY
Ảnh minh họa
  • Căng thẳng về thần kinh, tâm lý do chấn thương về tâm thần tình cảm hay lo nghĩ buồn phiền. Do rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết. 
  • Rối loạn nhịp điệu và tính chất của thức ăn, như dùng nhiều rượu, các chất chua cay, thuốc lá, ăn thiếu dinh dưỡng, vitamin.
  • Có những vấn đề về thể trạng và di truyền. Ông bà, bố mẹ bị mắc viêm loét dạ dày, tá tràng thì con cháu cũng có thể mắc bệnh này.
  • Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như độ ẩm, áp lực, nhiệt độ. Ở Việt Nam bệnh thường tiến triển vào mùa rét.
  • Lạm dụng rượu, thuốc lá tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
  • Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã cho rằng xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP) làm thoái hoá lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây độc tố cho tế bào dạ dày.
2. Triệu chứng bệnh đau dạ dày:
Khi cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì bạn đã có thể nghĩ đến đau dạ dày và nên đến bác sĩ để xác định:
  • Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc.
  • Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.
  • Nôn hoặc buồn nôn.
  • Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng.
3. Biến chứng bệnh đau dạ dày:
Viêm dạ dày mãn và loét dạ dày sẽ gây ra các biến chứng sau đây:
  • Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi... Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
  • Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp... Đây cũng là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
  • Ung thư dạ dày.